Đào móng nhà

Đào móng nhà
Ngày đăng: 13/05/2022 09:32 AM

MÓNG NHÀ LÀ GÌ ?

Móng nhà hay còn gọi là nền móng, là kết cấu kỹ thuật xây dựng phía dưới cùng của các công trình từ nhà dân dụng, nhà phố,... Móng nhà đảm nhiệm vai trò nâng đỡ toàn bộ tải trọng của công trình vào nền đất đảm bảo cho công trình kiên cố trước tác động của trọng lực. 

Móng phải được thiết kế và thi công thật chi tiết để đảm bảo công trình không bị lún, nứt hoặc đổ vỡ. Chính vì vậy móng là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý. Đó là nền tảng quyết định cho sự chắc chắn, kiên cố và bền vững nâng đỡ cả công trình.

Đào móng nhà là công đoạn đầu tiên trong các bước tiến hành công tác móng nền sau khi đã sẵn sàng các công tác chuẩn bị.

 

CÁC LOẠI MÓNG NHÀ PHỔ BIẾN

Móng nhà giống như là chân đế của công trình với các kích thước và hình dạng khác nhau phù hợp với tính chất của khu đất và quy mô của mỗi công trình bên trên. Khi công trình của bạn càng có quy mô lớn hoặc đặt ở những nơi có nền đất mềm bao nhiêu thì phần nền móng nhà cần phải có tiết diện lớn, sâu và chắc chắn hơn bấy nhiêu.

Hiện nay các khu vực địa chất đã phân vùng rõ ràng nên chúng ta có thể phân loại được các loại móng thông dụng nhất để áp dụng cho tất cả các loại công trình mà bạn đang sinh sống

MÓNG TỰ NHIÊN:

 Loại móng được hình thành sẵn trong tự nhiên trong quá trình hình thành mảng địa chất hoặc đã qua gia công đơn giản với độ chắc chắn và kiên cố vừa đủ cho các công trình có quy mô nhỏ và trọng tải thấp.

MÓNG ĐƠN:

Loại móng được một hoặc một cụm cọc bê tông tập trung đỡ toàn bộ tải trọng của công trình.

MÓNG BĂNG: 

có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), để đỡ tường hoặc hàng cột. Việc thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Móng thuộc loại móng nông, là những móng xây trên hố đào trần, sau đó lấp lại, chiều sâu chôn móng khoảng dưới 2 đến 3m, trong trường hợp đặc biệt có thể sâu đến 5m và thường được xây dưới tường hoặc dưới hàng cột.

MÓNG BÈ: 

Loại móng trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng nông, được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.

MÓNG CỌC: 

Là loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc nhồi bê tông. Cọc ly tâm

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO MÓNG NHÀ PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Hệ thống trang thiết bị và nhân lực ưu tú chúng tôi luôn luôn cập nhật những biện pháp thi công hiện đại, chất lượng và tiết kiệm nhất cho quý khách hàng. Còn tùy thuộc vào điều kiện và mục đích thi công mà chúng tôi sẽ đưa ra phương án tối ưu nhất cho quý khách.

Hiện tại xaydungviethoang.com chúng tôi đang cung cấp 2 biện pháp thi công chính đó là thi công đào móng nhà bằng máy móc và thi công đào móng nhà bằng thủ công.

Xây Dựng Việt Hoàng chuyên cung cấp dịch vụ thi công đào móng công trình tại khu vực TPHCM và các tỉnh lân cận. Mục tiêu của chúng tôi là sự hài lòng của khách hàng kể cả về chất lượng thi công và chi phí hợp lý!

Đội ngũ công nhân viên đều là những người đã có kinh nghiệm lâu năm trong ngành thi công đào móng nhà, chúng tôi tự tin đảm nhiệm tất cả các công trình nhà dân dụng, nhà phố, biệt thự, công trình công nghiệp,...

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline