Đào đường cống thoát nước

Đào đường cống thoát nước
Ngày đăng: 13/05/2022 09:24 AM

Để giải quyết tình trạng này, khi thi công cống thoát nước mưa cho các công trình phải đảm bảo đạt chuẩn. Vậy quy trình thi công như thế nào? XÂY DỰNG VIỆT HOÀNG sẽ chia sẻ vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Chất lượng, độ bền của cống tùy thuộc vào đơn vị làm cống có cẩn thận, dùng nguyên liệu tốt và kỹ thuật. Ngoài ra, đơn vị chuyên đào đường cống thoát nước, đặt cống xuống đường ống cũng quan trọng không kém khi có vừa vặn, không bị rạn nứt. Khu dân cư, cơ quan, nhà máy, khu vực nào cũng cần có đường cống thoát nước.
Hiện nay có 2 loại cống được sử dụng là cống tròn và cống hộp, mỗi loại lại có cách lắp đặt riêng. Quá trình thi công tốt thì yêu cầu chủ nhà chọn được đơn vị thi công uy tín, đội thợ chuyên nghiệp. Mọi người chuẩn bị cho công việc kỹ lưỡng thì kết quả càng tốt.

 

Quy trình thi công cống thoát nước mưa     ĐÀO ĐƯỜNG CỐNG THOÁT NƯỚC MƯA, PHÁ DỠ NHÀ CŨ TẠI TPHCM, đào đường cống thoát nước

Cống thoát nước là nơi để lưu thông các dòng chảy của nước sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước mưa.… Để hạn chế tình trạng nghẹt ống dẫn đến ngập úng vào mùa mưa thì phải thi công cống thoát nước sao cho đạt chuẩn. Dưới đây là hướng dẫn các bước thi công đường ống thoát nước theo quy trình chuẩn nhất hiện nay.

Bước 1: Công tác chuẩn bị
* Chuẩn bị máy móc, trang thiết bị thi công như. máy xúc, máy cẩu, máy đầm bê tông, máy thủy bình... Đồng thời thêm dây cuốn cống loại chắc chắn, các tấm đỡ
* Tập kết nguyên vật liệu xây dựng như đất đá, xi măng, cát, nhựa đường vào khu vực thi công để dễ dàng sử dụng khi cần thiết
* Chuẩn bị nhân công đầy đủ tùy vào khối lượng công việc và quy mô
* Chuẩn bị cống làm sẵn, nắp cống, biển báo, khung để khoanh vùng khu vực thi công tránh người dân đi vào

Bước 2: Đào hố móng cống bê tông
Sử dụng máy xúc đào hố, vận chuyển đất, đá thải ra ngoài. Nếu hố có nước thì dùng máy bơm hút sạch đảm bảo hố khô ráo. Sau đó tiếp tục đào hố với độ cao được quy định.
Hố móng, đường cống, cần có kích thước chính xác, căn cứ vào đặc điểm thực địa, đất, dòng chảy mà đào theo số liệu cụ thể và cách đào riêng. Ví dụ có nơi nước dòng chảy thuận tiện thì thoải mái, nếu khó dòng chảy thì kết hợp với bơm nước tạo dòng chảy. Điều này các kỹ sư sẽ tư vấn cho chủ nhà áp dụng để tạo ra đường cống chất lượng.

Bước 3: Thi công đế cống bê tông

Phần đế cống phải được xây dựng chắc chắn trước khi đặt cống thoát nước xuống. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, quyết định đến sự bền bỉ của ống. Nếu sau này muốn nâng cấp ống thoát nước thì cũng sẽ thực hiện đơn giản, dễ dàng hơn.

Khi thi công cống thoát nước ở phần đế cống phải theo chiều dài thiết kế hệ thống thoát nước mưa, nguyên vật liệu được chủ đầu tư yêu cầu.

Bước 4: Đặt ống cống thoát nước

Sau khi thi công đế cống, tiến hành nghiệm thu và dùng máy cẩu đưa ống cống xuống đúng vị trí, bên dưới có thợ điều chỉnh sao cho đúng, không bị lệch. Liên tục dùng máy đo đạc để kiểm tra chính xác trong suốt quá trình hạ ống cống.

Bước 5: Thi công mối nối

Mối nối rất quan trọng, nếu thi công không tốt thì nước mưa hoặc nước thải sẽ thấm từ trong cống ra ngoài, phá hủy kết cấu nền đường.

Kỹ sư có thể chọn mối nối cứng (trát xi măng, đổ bê tông), mối nối mềm (nhựa đường, bao tải tấm nhựa đường, gỗ thông tẩm dầu,…) để hàn tất cả các mối nối ở xung quanh cho chắc chắn.

Bước 6: Thi công lớp sơn bitum

Tiến hành sơn lớp bitum để bảo vệ đường ống, hạn chế hỏng hóc, tránh tác động của môi trường trong lòng đất và tác động của tự nhiên như mưa, axit, oxy hóa,… làm mài mòn.

Nếu sơn lớp bitum lên đường ống về lâu dài sẽ giúp tiết kiệm chi phí bảo quản, sửa đường ống.

Bước 7: Thi công sân cống

Bước này, kỹ sư sẽ hướng dẫn thợ thực hiện việc thi công cống thoát nước theo thiết kế định sẵn và đo lại kích thước cống để đảm bảo vững chắc. Phần sân cống cũng phải trát xi măng, đổ bê tông cho bằng phẳng để đảm bảo chất lượng ống cống đạt độ bền theo thời gian do nước thải và dòng chảy lớn.

Bước 8: Thi công phần gia cố thượng lưu và hạ lưu

Gia cố thượng lưu và hạ lưu nhằm mục đích tạo bờ rào vững chắc, giảm áp lực của dòng chảy nước mưa. Các dòng chảy thường xuyên và mạnh có thể ảnh hưởng xấu đến cống và tràn ra bên ngoài. Tùy theo lưu lượng, địa hình, địa chất mà thi công gia cố thượng lưu và hạ lưu ở mức độ đơn giản hay phức tạp.

Bước 9: Thi công tường đầu, tường cánh cống thượng lưu và hạ lưu

Sau khi thi công xong sân cống, tiếp theo tiến hành xây phần tường đầu, tường cánh, định hướng dòng chảy và ngăn đất đá không chèn lấp mất cửa cống. Hoàn thiện tường đầu cống bằng vữa trát để bảo vệ lớp đá hộc hoặc bê tông đổ tường đầu, tường cánh cống.

Bước 10: Đắp đất mang cống

Lấp đất vào hai bên mang cống, loại đất sử dụng phải được chỉ định bởi đơn vị tư vấn thiết kế, thi công cống thoát nước mưa. Mỗi lớp đất dày khoảng 15cm để tránh hiện tượng tạo lỗ rỗng gây lún sụt sau khi thi công.

Lớp đất sát cống phải dùng máy đầm cóc thi công để không làm ảnh hưởng đến vị trí cống đã cố định. Đầm đến độ chặt yêu cầu của nền đường. Phía hai bên mang cống dùng máy ủi để san đất. Phía cạnh mang cống phải làm thủ công để đảm bảo chất lượng.

Bước 11: Hoàn thiện công trình và nghiệm thu

Cuối cùng, sau khi đắp cống bê tông hoàn thành sẽ tiến hành nghiệm thu công trình.

Trên đây là quy trình các bước thực hiện thi công cống thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt.  Hy vọng quý khách sẽ nắm được và thực hiện chính xác cho công trình của mình. Nếu cần hỗ trợ gì về thi công hạ tầng kỹ thuật cho khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất,… Quý khách đừng ngần ngại liên hệ với XÂY DỰNG VIỆT HOÀNG, chúng tôi sẽ giải đáp tận tình mọi thắc mắc của quý khách hàng.

ĐÀO ĐƯỜNG CỐNG THOÁT NƯỚC MƯA, PHÁ DỠ NHÀ CŨ TẠI TPHCM, đào đường cống thoát nước

   

ĐÀO ĐƯỜNG CỐNG THOÁT NƯỚC MƯA, PHÁ DỠ NHÀ CŨ TẠI TPHCM, đào đường cống thoát nước

 

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline